AD (728x90)

Được tạo bởi Blogger.
  • Thiết bị nâng hạ
    Thiết bị nâng hạ

    Nâng tầm công trình Việt

  • Máy bơm nước
    Máy bơm nước

    Các dòng máy bơm nước dân dụng và công nghiệp với công nghệ sản suất mới nhất

  • Máy xây dựng
    Máy xây dựng

    Nulla facilisi. Phasellus ac enim elit. Cras at lobortis dui. Nunc consequat erat lacus, a volutpat nisi sodales vitae. Phasellus pharetra at nulla in egestas. Vestibulum sit amet tortor sit amet diam placerat tincidunt sit amet eget lorem. Phasellus posuere posuere fel...

  • Thiết bị áp lực
    Thiết bị áp lực

    Sed at vehicula magna, sed vulputate ipsum. Maecenas fringilla, leo et auctor consequat, lacus nulla iaculis eros, at ultrices erat libero quis ante. Praesent in neque est. Cras quis ultricies nisi, vitae laoreet nisi. Nunc a orci at velit sodales mollis ac ac ipsum. Na...

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Các khái niệm cơ bản trong xây dựng

Trong các dự án đầu tư xây dựng, xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng; giám sát bởi kỹ sư tư vấn giám sát cùng với kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của dự án.


Để hoàn thành một dự án xây dựng, một kế hoạch hiệu quả là cần thiết. Tất cả có liên quan đến việc thiết kế và thi công công trình hạ tầng phải gắn với những tác động gây ra với môi trường tự nhiên do dự án đó gây nên, phải bảo đảm thi công đúng chương trình, ngân sách, an toàn xây dựng tại công trường, tác động đến người dân xung quanh công trình, tác động do việc chậm trễ của công trình, việc chuẩn bị các tài liệu đấu thầu...

Các khái niệm

Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

"Công trình xây dựng" là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.

"Công trường xây dựng" là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó.

"Thi công xây dựng" công trình bao gồm:

- Xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới

- Sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có.

Vẽ xây dựng

Vẽ xây dựng là một môn học trong chương trình đào tạo cán bộ trong lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu: làm cho người học có thể đọc và lập ra các bản vẽ xây dựng. Nội dung: gồm hai phần chính là hình học họa hình và vẽ xây dựng.

Tìm hiểu thêm về:
  • Kiến trúc
  • Kiến trúc sư
  • Kỹ sư xây dựng
  • Kết cấu xây dựng cao tầng
  • Khoa học xây dựng
  • Quản lý xây dựng
  • Xây dựng cao tầng
  • Thiết kế nội thất
  • Chung cư

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Tang cuốn cáp là gì? Cấu tạo của tang cuốn cáp

Hình ảnh tang cuốn cáp tời kéo tàu dạng tang trơn cuốn cáp kéo 20 tấn:

JM20t Tang cuốn cáp là gì? Cấu tạo của tang cuốn cáp?

Khi cuốn nhiều lớp cáp, tang cần có gờ chặn. Chiều cao gờ tính từ lớp cáp trên cùng cần tối thiểu 1,5 đường kính cáp tránh cáp tuột khỏi tang.

với Cơ cấu nâng dẫn động bằng động cơ, đường kính tang cần tính toán, đảm bảo vận tốc nâng cho trước.

Tính từ số vòng cáp trên 1 lớp (Z) và khoảng cách giữa các vòng cáp (bước cuốn cáp – t):  L ≥ Z.t •Bước cuốn cáp t ≈ dc với tang trơn; t ≈ 1,1.dc với tang xẻ rãnh. •Số vòng cáp khi cuốn 1 lớp tính theo công thức:

Z = Z1 + Z2 + Z3

với Z1 = a.H/(p.D0) – số vòng làm việc (H – chiều cao nâng;
D0 – đường kính tang; a – bội suất của palăng)

Z2 = 1,5..2 – số vòng cáp dự trữ trên tang

Z3 = 0..2 – số vòng phục vụ cố định cáp lên tang.

Khi cuốn n lớp cáp trên tang có thể lấy Z ≈ Z1/n

Để biết thêm chi tiết về tang cuốn cáp các bạn có thể tham khảo tại đây: http://vnid.vn/product.php?pn=Tang-cuon-cap&pid=80

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Động cơ đốt trong của máy xây dựng

Động cơ của máy móc trong xây dựng


Các loại máy móc trong xây dựng hiện nay chủ yếu dùng 2 loại là máy sử dụng năng lượng là điện (Động cơ điện) và loại thứ 2 là máy sử dụng nhiên liệu xăng (Động cơ đốt trong). Mỗi loại máy có nhưng ưu điểm và đặc điêm riêng và tùy theo nhu cầu các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiên liệu phù hợp với mục đích sử dụng.

1. Động cơ điện

Hiện nay thì động cơ điện được sử dụng phổ biến trên các máy cố định hoặc di chuyển vơi cự lý nhỏ.

Ưu điểm của động cơ điện là: Hiệu suất cao, gọn nhẹ, chịu vượt tải tốt, thay đổi chiều quay và khởi động nhanh, giá thành không cao, làm việc tin cậy, dễ tự động hoá, ít gây ô nhiễm môi trường và rất phù hợp với thời kỳ hiện đại hóa như hiện nay.

Nhược điểm của động cơ điện là: Khó thay đổi tộc độ, momen khởi động nhỏ và hơi bất tiện mốt chút là phải có nguồn cung cấp điện. Khó áp dụng cho những nơi hẻo lánh và không có nguồn điện cung cấp.



2. Động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt hoạt động theo nguyên lý biến nhiệt năng thành cơ năng, nhiên liệu cháy trong xi-lanh tạo ra áp suất đẩy pít-tông dịch chuyển, pít-tông kéo đẩy thanh truyền để làm quay trục khuỷu.

Loại động cơ đốt trong này lại được chia làm 2 loại dựa theo động cơ là:

Động cơ 4 thì: Chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 4 hành trình của píttông tức 2 vòng quay của trục khuỷu.

Động cơ 2 thì: Chu trình làm việc của động cơ được hoàn thành sau 2 hành trình của píttông tức 1 vòng quay của trục khuỷu.

Ở hai loại động cơ này thì đước chia ra hai loại dựa vào dạng nhiên liệu tiêu thụ là xăng và diessel



Động cơ đốt trong của một máy phát điện

Cấu tạo của máy nén khí

Cấu tạo của máy nén khí


Máy nén khí là một trong những loại máy phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi với chức năng đơn giản nhưng vô cùng hữu ích và sử dụng được với nhiều mục đích trong đời sống. Máy nén khí có thể được sử dụng làm các loại máy bơm, máy thổi bụi hay máy thổi khô trong các tiệm rửa xe... Tuy nhiên cấu tạo bên trong của nó thì chắc hẳn vẫn đang là vấn để với nhiều bạn muốn tìm hiểu và đang thắc mắc.

Máy nén khí Puma

Máy nén khí mục đích chính là tạo ra khí nén, khi đó động cơ đôt trong hay động cơ điện được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.

Máy nén khí hoạt động dựa trên 2 nguyên lý chính sau:

- Nguyên lý động năng:

Không khí được dẫn vào buồng chữa khí và được gia tốc bởi một bộ phận động cơ quay với tốc độ rất cao. Và ở đó áp suất khí nén được tạo ra nhờ sự chênh lệch vận tốc, nguyên tắc này tạo ra lượng năng lượng lớn và kiểu hạt động của loại này như ởmáy nén khí li tâm.

- Nguyên lý thay đổi thê tích:

Khi không khí được dẫn vào buồng chứa thì ở đó thể tích buồng chứa nhỏ lại và áp suất trong buồng chứa tăng lên. Kiểu này thường gặp trong kiểu máy nén khí piston, máy nén khí bánh răng, bánh gạt, máy nén khí đầu nổ...

Cấu tạo máy nén khí

Hiện nay có rất nhiều loại máy nén khí được sử dụng từ cuộc sống hàng ngày cho tới hoạt động công nghiệp nặng, nhẹ, từ loại máy đơn giản như dùng để bơm, rửa xe cho tới những loại rất phức tạp.

Máy nén khí được phân ra các loại như:

- Máy nén khí áp suất thấp P<15Bar

- Máy nén khí áp suất rất cao P>300Bar

- Máy nén khí áp suất cao P>15Bar

- Máy nén khí trục vít áp suất 8Bar

- Máy nén khí trục vít không dầu áp suất 8Bar

- Máy nén khí trục vít hồi dầu 8Bar

- Máy nén khí Pitston thấp áp từ 8-15Bar

- Máy nén khí piston cao áp không dầu 15-35Bar

- Máy nén khí piston cao áp có dầu 15-35Bar.

Máy cắt bê tông bằng tia nước

Như chúng ta đã biết bê tông là một khối vật thể cứng chắc việc cắt hay phá bỏ nó đều là việc vô cùng khó khăn và không hề đơn giản. Việc cắt bê tông thường được sử dụng các công cụ có lưỡi sắt có độ cứng cao mới có thể cắt được chúng. Nhưng với khoa học hiện nay đã phát triển mạnh mẽ các nhà khoa học đã phát minh ra 1 loại máy cắt bê tông với lưỡi cắt sử dụng bằng nước đây có lẽ đã được coi như khoa học viễn tưởng nếu như chúng ta không thực sự tận mắt thấy. 


Máy cắt bê tông bằng tia nước UHP được công nhận là phương pháp cắt bê tông an toàn nhất và hiệu quả nhất mà không gây nứt khối bê tông gốc hay phá hủy cốt thép bê trong. Máy có thể sử dụng cắt ngăng , cắt dọc đáp ứng nhiều yêu cầu cắt khác nhau. Cơ chế cắt của máy giống như tên gọi của chính nó . Đó là sử dụng tia nước siêu cao áp đê cắt dỡ các khối bê tông.


Những ưu điểm chính của Máy cắt bê tông bằng tia nước

+ Tốc độ cắt nhanh hơn

+ Độ chính xác cao hơn các loại máy cắt bê tông thông thường

+ Cấu tạo nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ , dễ dàng di chuyển

+ Có thể cắt được hầu hết các vật liệu dày như sắt , thép , bê tông ,thậm chí là vật liệu không nóng chảy

+ Máy có thể tạo ra bề mặt thô , tăng độ bám dinh với vật liệu đắp bù

+ Tiếng ồn nhỏ

+ Độ an toàn cao , không gây cháy nổ, không sinh nhiệt hoặc làm biến dạng vật liệu

+ Độ bền cao

+ Sử dụng Máy cắt bê tông bằng tia nước không làm biến dạng khối bê tông cần cắt nên có thể tái sử dụng giúp tiết kiệm về kinh tế cho người sử dụng

+ Với áp suất vòi phun lên tới 280MPa , tia nước có thêm các hạt mài nên có thể cắt được mọi vật liệu cứng rắn , kể cả các khối bê tông cốt thé rất dày

+ Hiểu quả làm việc cao , tăng năng suất lao động , giảm thiểu tai nạn lao động

Như vậy có thể thấy Máy cắt bê tông bằng tia nước có rất nhiều ưu điểm và tính năng tiên tiến . Tuy nhiên , loại máy này còn chưa thịnh hành ở Việt Nam bởi giá thành của nó tương đối cao, không phù hợp với mức tiêu dùng của thị trường Việt Nam

Trong bài viết tới tối sẽ giới thiệu đến các bạn về cấu tạo , phân loại cũng như các tính năng tuyệt vời của sản phẩm máy cắt bê tông bằng tia nước, Xin mời quý vị và các bạn đón đọc

Ở Việt Nam hiện nay , người ta thường sử dụng chủ yếu các loại máy cắt bê tông như :

- Máy cắt bê tông KC20

- Máy cắt bê tông KC12

- Máy cắt bê tông KC16

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Kiểm định pa lăng như thế nào

Pa lăng công cụ thường thấy trong các công trình xây dựng cần lắp ghép các thiết bị. Pa lăng gồm có
Pa lăng xích một số đặc điểm hoạt động

Pa lăng xích là thiết bị nâng độc lập dùng sức người làm nguồn động lực, dùng để kéo vật lên cao hoặc theo phương ngang, sau khi kéo căng có thể neo giữ vật tạm thời.


Nguyên lý hoạt động của Pa lăng:

Khi kéo xích vô tận 8, xích này sẽ dẫn động quay đĩa xích 6 và làm quay trục vít 7, qua bộ truyền trục vít – bánh vít (7 , 4) đĩa xích 3 được dẫn động quay theo. Trường hợp đĩa xích 3 được dẫn động quay ngược chiều kim đồng hồ, vật sẽ được kéo lên; nếu dẫn động đĩa xích 3 quay theo chiều ngược lại, vật sẽ được hạ xuống.
Truyền động trục vít – bánh vít trong pa lăng có khả năng tự hãm giữ vật ở độ cao nào đó, để tăng tính an toàn người ta thiết kế có phanh tự động có bề mặt ma sát không tách rời 2
Palăng xích kiểu dùng truyền động trục vít –bánh vít:
1. Xích tải;
2. Phanh tự động có bề mặt ma sát không tách rời;
3. Đĩa xích kéo;
4. Bánh vít;
5. Móc treo palăng;
6. Đĩa xích dẫn động;
7. Trục vít;
8. Xích dẫn vô tận;
9 Móc treo vật


Nguyên tắc hoạt đông của Pa lăng điện

Pa lăng điện là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận động cơ điện, hộp giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa. Loại máy này thường được treo trên cao để nâng vật, và có thể có cơ cấu di chuyển trên một ray hoặc trên cánh dưới của dầm thép I đặt trên cao.
Pa lăng điện được có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc dùng làm cơ cấu nâng của cần trục thiếu nhi, cầu trục.


Khi tiến hành kiểm định pa lăng thông thường ta theo các quy trình sau:

- Tiến hành kiểm tra bên ngoài, kiểm tra bên trong

- Tiến hành thử tải và vận hành thử

- Kiểm tra cáp treo xem có dấu hiệu bất thường

- Đối với Pa lăng điện thì tiến hành kiểm tra động cơ...

Kiểm định thiết bị nâng hạ

Thiết bị nâng hạ là một trong những loại máy móc nguy hiểm nhất. Các loại thiết bị nâng gồm trục ôtô, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cẩu tháp, vận thăng, xe nâng, thang máy, thang cuốn, cầu trục, cổng trục, băng tải, … hoặc các loại máy đơn giản như kích tời, palăng,…để nâng hạ, vận chuyển hàng hoá, vật liệu, các cấu kiện…


Khi sử dụng các loại máy này, nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do tính toán, sử dụng hoặc điều khiển các thiết bị nâng hạ của các loại máy móc không đúng mục đích hoặc không theo quy phạm an toàn, rơi đỏ vỡ tải do độ bền dây cáp, dây xích và độ tin cậy của phanh hãm không đảm bảo hoặc do chằng buộc vật nâng không đúng cách.


Các tai nạn thường thấy do thiết bị nâng gây ra:

- Rơi tải trọng hoặc sập cần (do tuột, đứt dây buộc tải, dây cáp tải, cáp cần hoặc do gãy cần).

- Đổ cần trục (do cẩu quá tải hoặc bị lún sụt do chân chống không vững hoặc mặt nền đặt cần trục không đảm bảo).

- Chèn ép người giữa phần quay của cần trục hoặc giữa tải và chướng ngại vật.

- Phóng điện do thiết bị nâng xâm phạm vào vùng nguy hiểm của đường dây tải điện.

Do đó việc kiểm định thiết bị nâng là vô cùng quan trọng, người kiểm định viên sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ các kết cấu của máy trục, thử tải tĩnh và động nhằm ngăn ngừa tai nạn do thiết bị nâng gây ra.

Việc kiểm định kỹ thuật thiết bị phải được thực hiện trong những trường hợp sau

- Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;

- Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn;

- Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong;

- Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị;

- Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.

Thời hạn kiểm định định kỳ của các thiết bị nâng là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 03 năm một lần.

© 2013 Máy móc và thiết bị công nghiệp. All rights resevered. Designed by Templateism